Nhờ mọi người bày cách quản lý chi phí, thu chi cá nhân trước khi vay tiền mua nhà như thế nào?
Thủ thuật điện thoại
Thủ thuật máy tính
- Có nên mua laptop cũ giá rẻ dưới 1 triệu? Top nhà cung cấp
- Cách đăng video lên Youtube trên máy tính và điện thoại nhanh nhất
- Driver Booster là gì? Có tốt và nên sử dụng không? – Download
- 13 Cách sửa lỗi laptop không kết nối wifi trên Win 10
- Laptop HP giá bao nhiêu? Cách chọn máy tính xách tay chất lượng
Chào bạn, theo mình đọc từ Mahaland.vn thì:
Quản lý chi phí, thu chi cá nhân trước khi vay tiền mua nhà
Trước khi mua nhà, bạn cần phải xem xét mức chi phí, thu chi cá nhân và khả năng hoàn trả trong bao lâu.
Cụ thể, theo kinh nghiệm vay tiền mua nhà:
Dự tính khả năng hoàn trả của bạn
Đừng nên vay số tiền quá “vừa sát” với khả năng trả nợ của mình. Bởi ngoài những nhu cầu, dự định ngắn hạn trong hiện tại, bạn sẽ có những kế hoạch, thay đổi trong tương lai.
Lập kế hoạch cho các chi phí trả trước bắt buộc
Có một số chi phí đi kèm với việc mua nhà. Một số loại phổ biến có thể liệt kê là khoản trả trước của bạn, lệ phí trước bạ, xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc nhà ở, một khoản phí công chứng hợp đồng, phí quản lý và dịch vụ hàng tháng đối với tài sản là chung cư.
Cân nhắc về hạn mức vay tiền
Thay vì vay thế chấp với mức lãi suất khá cao, bạn có thể lựa chọn huy động tài chính và sự hỗ trợ của người thân, bạn bè nhằm giảm thiểu được số tiền cần vay ngân hàng, giúp giảm bớt áp lực hoàn trả khoản vay cũng như số tiền lãi bạn phải trả.
Xem xét chi phí bảo trì, sửa chữa nhà ở
Cũng nên nhớ rằng giá của mọi thứ đều có xu hướng tăng chứ không phải giảm. Thuế bất động sản, bảo hiểm ở và chi phí cho các tiện ích như phí đóng tiền điện, tiền nước là những chi phí bạn cần suy xét khi sở hữu một ngôi nhà.
Xem thêm:
Hoặc nguồn 2:
Quản lý chi tiêu gia đình bằng cách thẳng thắn thảo luận tiền bạc
Khi còn độc thân, bạn có thể chi tiêu những thứ mình muốn, mua những món đồ mình thích. Nhưng khi đã kết hôn thì vấn đề tài chính sẽ không phải của riêng bạn nữa.
Hãy cùng nửa kia của mình chia sẻ thẳng thắn về chuyện tiền bạc để giúp vợ chồng rõ ràng về các khoản thu chi trong gia đình. Ai sẽ là người chi các hóa đơn hàng tháng, ai là người sẽ giữ tiền và tiết kiệm tiền hàng tháng như thế nào.
Khi phân rõ như thế, bạn sẽ biết được cách chi tiêu sao cho hợp lý và cả hai bạn đều sẽ thấy thoải mái và không bị gò bó trong cách quản lý tiền.
Luôn đặt ra mục tiêu tài chính rõ ràng là cách quản lý chi tiêu gia đình
Hầu hết mọi người thường gặp các vấn đề về tiền bạc, bởi họ không biết phải làm gì với số tiền của mình. Kết quả là, họ chi tiêu nó một cách tuỳ hứng mà không nghĩ đến hậu quả sạu này.
Do đó, bạn cần phải lập ra một danh sách những việc cần làm trong tương lai để có động lực tiết kiệm tiền và không chi tiêu một cách lãng phí.
Ví dụ, mục tiêu ngắn hạn có thể là trả hết nợ chiếc xe máy trả góp, hoặc mua một chiếc laptop, đi du lịch đây đó… Mục tiêu dài hạn có thể là mua một căn nhà, ý tưởng kinh doanh hoặc thậm chí là lên kế hoạch cho việc nghỉ hưu…
Bỏ thói quen mua sắm không cần thiết
Cuộc sống gia đình với nhiều thứ lo toan, nếu bạn vẫn giữ thói quen mua sắm không cần thiết, mua sắm một cách vô tội vạ thì chính bạn sẽ không có tài chính tích lũy cho sau này. Đặc biệt khi bạn sinh con hoặc những tình huống đột xuất như ma chay hiếu hỉ, bạn sẽ không có khoản dư chi cho mục này.
Bỏ thói quen mua đồ dùng không cần thiết, những món hàng hiệu đắt tiền mà chỉ sử dụng một vài lần là cách quản lý chi tiêu gia đình. Khoản tiền tiết kiệm được từ những thứ nhỏ nhặt, nhưng theo thời gian cũng sẽ được một khoản kha khá cho bạn dự phòng.
Sử dụng app, phần mềm để quản lý chi tiêu gia đình
Có khá nhiều phần mềm quản lý chi tiêu miễn phí để bạn theo dõi cách tiêu tiền của mình. Mint.com, HomeBudget, Money Lover, Spendee, Misa… là top những ứng dụng quản lý chi tiêu gia đình đang được rất nhiều người tin dùng.
Những phần mềm này thực chất là một công cụ thống kê các khoản thu nhập và chi tiêu của bạn. Điều này sẽ cho phép bạn dễ dàng theo dõi những khoản chi tiêu phát sinh và nằm “chệch” hướng so với mục tiêu để kịp thời điều chỉnh.
Xem thêm: