Cách giảm thiểu rủi ro khi mua bán chung cư chưa có sổ hồng là gì?
Thủ thuật điện thoại
Thủ thuật máy tính
- Có nên mua laptop cũ giá rẻ dưới 1 triệu? Top nhà cung cấp
- Cách đăng video lên Youtube trên máy tính và điện thoại nhanh nhất
- Driver Booster là gì? Có tốt và nên sử dụng không? – Download
- 13 Cách sửa lỗi laptop không kết nối wifi trên Win 10
- Laptop HP giá bao nhiêu? Cách chọn máy tính xách tay chất lượng
Chào bạn, mình đọc từ Mahaland.vn thì:
Cách giảm thiểu rủi ro khi mua bán căn hộ chưa có sổ hồng
Mahaland xin chỉ ra 3 trường hợp như sau trong thủ tục mua bán chung cư chưa có sổ hồng:
Trường hợp mua bán căn hộ chưa có sổ hồng từ chủ đầu tư dự án
Nếu bạn mua căn hộ chưa có sổ hồng từ phía chủ đầu tư thì hợp đồng mua bán cần phải được ký kết trực tiếp với công ty đầu tư dự án. Nếu đến thời điểm bàn giao mà chủ đầu tư chưa giao sổ hồng thì trong hợp đồng phải ghi rõ thời điểm có sổ hồng và hợp đồng này phải được công chứng – chứng thực.
Để an toàn và đảm bảo hơn, bạn có thể thương lượng, đàm phán với chủ đầu tư chỉ thanh toán 1 phần giá trị căn hộ theo đúng tiến độ và 1 phần giá trị cuối cùng sẽ được thanh toán khi nhận được sổ hồng. Như vậy, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm về việc chủ đầu tư phải có trách nhiệm với việc thực hiện thủ tục xin cấp sổ hồng cho căn hộ mình đã mua.
Ngoài ra, bạn cũng cần tìm hiểu các thông tin chi tiết về chủ đầu tư dự án, phải xác nhận xem liệu đây có phải chủ đầu tư uy tín, có bao nhiêu dự án đã hoàn thành và các dự án đó có nhận về nhiều phản hồi tiêu cực hay không. Tốt nhất, bạn nên tìm hiểu những thông tin này tại các kênh bất động sản uy tín, các diễn đàn có người thật, việc thật. Bạn cũng có thể tìm hiểu thông tin, xin ý kiến từ phía những người dân địa phương sống tại khu vực xây dựng dự án, các mối quan hệ làm việc trong ngành bất động sản.
Nếu qua việc tìm hiểu, nhận thấy chủ đầu tư có uy tín trong ngành, nhận được nhiều phản hồi tốt từ các dự án trước đó, bàn giao căn hộ đúng thời hạn thì bạn cũng sẽ yêu tâm hơn trước khi ra quyết định xuống tiền. Ngược lại, nếu thông qua việc tìm hiểu, bạn nhận được nhiều phản hồi mang tính tiêu cực thì nên cẩn thận hơn trong việc ký kết hợp đồng.
Trường hợp mua căn hộ từ phía các nhà phân phối hay chủ đầu tư thứ cấp
Trường hợp mua căn hộ chung cư chưa có sổ hồng từ các nhà đầu tư thứ cấp hay các nhà phân phối sản phẩm căn hộ của dự án, bạn cần giao dịch thông qua sàn giao dịch bất động sản theo các trình tự, quy định của pháp luật.
Để đảm bảo giá trị pháp lý của giao dịch, hai bên phải lập văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ tại cơ quan công chứng.
Trường hợp nhận chuyển nhượng căn hộ từ các cá nhân, hộ gia đình
Trong trường hợp nhận chuyển nhượng căn hộ từ các cá nhân, hộ gia đình, khi công chứng hợp đồng, bạn nên yêu cầu bên bán xuất trình hợp đồng mua bán đã ký kết với chủ đầu tư trước đó để chứng minh quyền sở hữu căn hộ hợp pháp.
Căn hộ nếu được chuyển nhượng từ lần thứ 3 trở đi khi ra công chứng phải xuất trình hợp đồng mua bán lần liền kề trước đó. Đặc biệt, quá trình mua bán phải nhận được xác nhận đồng ý của chủ đầu tư. Đối với những giao dịch không có xác nhận từ phía chủ đầu tư thì sẽ không được tính là hợp lệ và có thể bị vô hiệu hóa.
Để đảm bảo an toàn và quyền lợi của hai bên, cần thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng tại văn phòng công chứng.
Bạn đọc thêm:
Hoặc:
Hoặc nguồn 2:
Để giảm thiểu rủi ro khi mua chung cư chưa có sổ hồng, có thể áp dụng những cách thức tùy theo từng trường hợp sau đây:
Trường hợp mua trực tiếp từ chủ đầu tư
Nếu mua căn hộ chung cư chưa có sổ hồng từ chủ đầu tư thì hợp đồng mua bán phải được ký trực tiếp với chủ đầu tư. Nếu thời điểm giao nhà mà chủ đầu tư vẫn chưa ra được sổ hồng thì hợp đồng phải ghi chú lại thời điểm có sổ hồng là lúc nào và hợp đồng này cần phải được công chứng.
Để đảm bảo hơn, người mua có thể đàm phán, thương lượng nhằm giữ lại một phần giá trị của căn hộ chung cư, thỏa thuận rõ sau khi nhận sổ hồng thì mới thanh toán toàn bộ số tiền còn lại đó. Với cách này, chủ đầu tư sẽ không thể “đem con bỏ chợ” mà buộc phải có trách nhiệm để sớm có sổ hồng cho người mua.
Bên cạnh đó, người mua cũng cần tìm hiểu uy tín, năng lực của chủ đầu tư, chất lượng căn hộ, lý do tại sao chưa ra được sổ hồng… Các nguồn thông tin có thể tham khảo là báo chí truyền thông, các trang mạng xã hội, diễn đàn bất động sản, nhà đất, chưng cư. Nếu có nhiều thời gian hơn, có thể trực tiếp hỏi người dân trong khu vực, cư dân tại chính dự án đó hoặc bạn bè, người thân am hiểu về lĩnh vực này.
Qua tìm hiểu, nếu thấy chủ đầu tư uy tín, chất lượng công trình tốt, thời gian bàn giao chưa quá 2 năm, thì cũng yên tâm hơn khi xuống tiền. Ngược lại, nếu các thông tin tìm hiểu được đều mang tính tiêu cực thì cần phải suy xét kỹ hơn việc mua bán.
Trường hợp mua từ chủ đầu tư thứ cấp
Nếu mua nhà chung cư chưa có sổ hồng từ các chủ đầu tư thứ cấp (có chức năng kinh doanh bất động sản), để an toàn, cần mua qua sàn giao dịch bất động sản theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
Hai bên nên lập văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ chung cư tại văn phòng công chứng để đảm bảo giá trị pháp lý của giao dịch.
Trường hợp mua từ các hộ gia đình hoặc cá nhân
Trong trường hợp này, khi công chứng hợp đồng, hãy yêu cầu người bán xuất trình hợp đồng mua bán với chủ đầu tư trước đó để thể hiện tính pháp lí của căn hộ.
Nếu như căn hộ chung cư đó đã mua bán lần thứ 3 thì khi công chứng phải xuất trình hợp đồng mua bán lần cuối cùng. Đặc biệt, quá trình mua bán phải được thông qua chủ đầu tư (chủ đầu tư xác nhận đồng ý cho chuyển nhượng), vì có những trường hợp hoạt động mua bán sẽ bị vô hiệu hóa nếu như chủ đầu tư không đồng ý
Hai bên nên thực hiện giao dịch ở phòng công chứng để đảm bảo an toàn và quyền lợi cho cả hai bên.
Xem thêm: