Có mấy loại chi phí cần biết trong khi tính chi phí xây nhà tổng thể?
Thủ thuật điện thoại
Thủ thuật máy tính
- Có nên mua laptop cũ giá rẻ dưới 1 triệu? Top nhà cung cấp
- Cách đăng video lên Youtube trên máy tính và điện thoại nhanh nhất
- Driver Booster là gì? Có tốt và nên sử dụng không? – Download
- 13 Cách sửa lỗi laptop không kết nối wifi trên Win 10
- Laptop HP giá bao nhiêu? Cách chọn máy tính xách tay chất lượng
Hi bạn, theo mình tìm hiểu từ Mahaland.vn thì:
Có mấy loại phí cần biết trong cách tính chi phí xây nhà tổng thể?
Có 9 loại chi phí cần biết trong cách tính chi phí xây nhà là:
Ở phần này, Mahaland sẽ hướng dẫn cụ thể cách tính giá xây nhà tương ứng với 9 loại chi phí nêu trên như sau:
Cụ thể từng loại như sau:
Hướng dẫn cách tính giá xây nhà đối với chi phí thiết kế
Có một thực tế là dù rất muốn sở hữu một ngôi nhà đẹp mang phong cách riêng nhưng nhiều gia chủ lại không muốn tốn thêm chi phí thiết kế. Giải pháp thường được lựa chọn là mượn hoặc mua một thiết kế nhà đã có sẵn.
Trên thực tế, khi so sánh bản thiết kế riêng với bản thiết kế có sẵn, ta sẽ nhận thấy được rằng:
Chi phí thiết kế có phải là loại chi phí bắt buộc khi xây nhà?
Đặc biệt, chi phí thiết kế chỉ bằng 2-3% tổng chi phí xây nhà nhưng có thể ảnh hưởng đến 20-30% chi phí phát sinh trong quá trình xây dựng. Bản vẽ hoàn thiện giúp việc xây nhà đúng kế hoạch, tiết kiệm thời gian và chi phí trong quá trình thi công.
Cần bỏ ra bao nhiêu tiền cho một bản vẽ thiết kế nhà?
Lưu ý:
Hướng dẫn cách tính giá xây nhà đối với phần chi phí thủ tục pháp lý
Việc xây nhà ở đáp ứng đảm bảo các điều kiện pháp lý là vấn đề rất quan trọng và được nhiều gia chủ quan tâm. Mặc dù chi phí xin giấy phép xây dựng không cao nhưng sẽ dễ gây mất nhiều thời gian và công sức nếu bạn không nắm rõ luật hoặc không thỏa thuận được trong trường hợp xảy ra tranh chấp.
Thông thường, sẽ có 6 loại thủ tục mà bạn cần quan tâm đối với một quy trình xây nhà cơ bản:
Các loại chi phí cho từng thủ tục nêu trên được quy định như sau:
Chi phí xin cấp phép xây dựng nhà ở
Chủ nhà cần có những lưu ý nhất định để quá trình xin cấp giấy phép xây dựng được diễn ra suôn sẻ, tiết kiệm thời gian. Thông thường, chi phí xin giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ là 50.000 đồng/giấy phép, được nộp vào giai đoạn cuối khi chủ sở hữu nhận được giấy phép xây dựng.
Nhưng đó chỉ là lý thuyết, còn trên thực tế với số tiền đó thì chắc chắn bạn không thể xin được giấy phép xây dựng. Vì để xin được giấy phép thì bước đầu tiên bạn phải có một bộ bản vẽ xin giấy phép xây dựng được thiết kế hoàn chỉnh theo quy định của Luật Xây dựng có giá dao động từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trở lên tùy theo quy mô và diện tích nhà ở.
Chi phí lập hồ sơ cắm mốc xây dựng
Kinh phí lập hồ sơ cắm mốc giới theo tiến độ xây dựng và triển khai cắm mốc giới trên thực địa được quy định cụ thể tại Thông tư 10/2016/ TT-BXD quy định về cắm mốc giới và quản lý mốc giới phù hợp với quy hoạch xây dựng. Mức chi phí này có thể thay đổi theo từng trường hợp cụ thể.
Xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
Cần nộp một khoản lệ phí trước bạ theo bảng giá tính lệ phí trước bạ do UBND cấp tỉnh ban hành và áp dụng tại từng địa phương.
Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất sẽ được quy định tùy theo điều kiện cụ thể của địa phương, mức thu tối đa không quá 100.000 đồng/giấy đối với một lần cấp mới và 50.000 đồng/giấy cấp lại, cấp đổi, bổ sung vào giấy chứng nhận.
Thuế thu nhập cá nhân từ việc chuyển nhượng bất động sản được tính dựa trên hệ số 2% nhân với giá trị chuyển nhượng nhà ở mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng chuyển nhượng.
Chi phí xin cấp điện sẽ bao gồm, nước bao gồm
Chi phí lắp đặt hệ thống xử lý nước thải
Mức chi phí này sẽ có thể thay đổi xét theo từng trường hợp, hồ sơ cụ thể.
Chi phí xin cấp số nhà
Lệ phí xin cấp biển số nhà sẽ không quá 45,000 đồng với việc cấp biển số mới và không quá 30,000 đồng trong trường hợp cấp lại biển số.
Hướng dẫn cách tính giá xây nhà với chi phí xây dựng phần thô
Xây thô là công đoạn thi công tạo dựng phần móng, mái, khung xương của ngôi nhà để định hình hình dáng tổng quát của ngôi nhà và các phân khu chức năng. Đây là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo độ an toàn và bền chắc của ngôi nhà. Chi phí cho hạng mục này chiếm một phần đáng kể, từ 55 đến 60% tổng giá thành xây dựng.
Cách tính chi phí xây nhà theo mét vuông với phần xây thô sẽ dựa trên tổng diện tích xây dựng nhà ở nhân với đơn giá xây thô trên một mét vuông diện tích. Đơn giá xây thô này gồm chi phí mua vật tư thô như gạch, đá, cát, xi măng và chi phí chi trả cho nhân công.
Đơn giá xây thô cũng sẽ được xác định dựa trên các yếu tố: Quy mô công trình cần xây dựng, chi phí cho nhân công xây dựng phần thô, kết cấu địa chất của diện tích đất xây nhà quyết định loại móng nhà, chi phí cho phần vật tư thô và bản thiết kế nhà ở.
Hướng dẫn cách tính giá xây nhà dựa trên chi phí vật tư
Sau khi hoàn thành phần thi công xây dựng phần thô thì sẽ tiến hành giai đoạn thi công hoàn thiện bao gồm trát vữa, sơn, láng vữa nền nhà, ốp gạch, lắp đặt nội thất và hệ thống điện nước cho ngôi nhà. Phần chi phí dùng để chi trả cho phần vật liệu hoàn thiện sẽ được tính riêng, tách biệt với phần dùng trong công đoạn xây thô trong cách tính chi phí xây nhà.
Tùy theo lựa chọn của gia chủ mà cách tính chi phí xây nhà năm 2022 đối với phần vật tư hoàn thiện cũng khác nhau.
Trường hợp 1: Khách hàng lựa chọn một đơn vị thầu trọn gói cả phần thi công và mua sắm vật tư
Nếu khách hàng lựa chọn một đơn vị thầu trọn gói cả phần thi công và mua sắm vật tư thì tổng chi phí cho phần vật tư hoàn thiện sẽ bằng tổng diện tích xây dựng nhân với đơn giá thi công trên một mét vuông.
Về đơn giá thi công phần hoàn thiện, mỗi nhà thầu sẽ đưa ra nhiều gói thầu với nhiều mức giá khác nhau để khách hàng lựa chọn. Sự chênh lệch giữa các mức giá là do sự khác biệt về chất lượng, thương hiệu của từng loại vật liệu …
Vì vậy, khi tham khảo bảng giá vật liệu hoàn thiện, vui lòng kiểm tra kỹ mô tả vật liệu của gói này, như sơn tường hiệu gì, có đặc tính gì, bóng đèn thuộc thương hiệu gì, lát sàn bằng gỗ hay gạch men, chất lượng gạch thế nào …
Trong quá trình thực hiện, khách hàng có thể thay đổi chủng loại vật tư tùy theo thực tế. Khi đó, công ty sẽ tính toán lại mức tăng/giảm để chủ sở hữu tiện theo dõi.
Trường hợp 2: Chủ đầu tư sẽ chủ động tìm nhà cung cấp vật tư để mua những vật liệu xây dựng cần thiết, và chỉ thuê nhân công xây dựng từ đơn vị thi công.
Với phương án này, bạn sẽ chọn được vật liệu ưng ý và có thể tiết kiệm chi phí nếu mua được giá tốt nếu lựa chọn được nhà cung cấp phù hợp. Tuy nhiên, đối với những chủ cơ sở chưa có nhiều kinh nghiệm chọn mua nguyên vật liệu, hoặc không tìm hiểu kỹ thị trường sẽ có thể mua phải nguyên vật liệu kém chất lượng, không đảm bảo an toàn, công năng sử dụng hoặc giá bán cao hơn nhiều so với các nhà cung cấp khác. Ngoài ra, còn phải chi trả chi phí lưu kho trong khi mua nguyên vật liệu với số lượng lớn.
Phần vật liệu hoàn thiện này sẽ bằng khoảng 30% chi phí xây dựng ngôi nhà. Vì vậy, chủ sở hữu cần đặc biệt lưu ý để có cách tính chi phí xây nhà theo mét vuông và dự toán chi phí xây nhà hợp lý. Lời khuyên từ Mahaland là bạn nên làm việc với đơn vị có kinh nghiệm để được tư vấn và lựa chọn vật liệu phù hợp cho công đoạn hoàn thiện ngôi nhà, điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian cũng như tối ưu hóa chi phí vì các kiến trúc sư chuyên nghiệp sẽ giúp khách hàng ước tính, dự toán chi phí xây nhà chính xác lên đến 90%, giảm thiểu rủi ro vượt quá ngân sách.
Hướng dẫn cách tính giá xây nhà đối với phần chi phí nhân công xây dựng
Đối với cách tính tổng chi phí nhân công xây dựng, ta sẽ lấy tổng diện tích cần xây dựng nhân với đơn giá nhân công trên một mét vuông diện tích. Đơn giá này cũng sẽ dao động tùy theo diện tích cần xây dựng, phong cách thiết kế của ngôi nhà, mật độ thi công xây dựng cũng như yêu cầu về độ tỉ mỉ, chi tiết.
Nhân công xây dựng sẽ là nhân tố quyết định công trình thực tế có giống với bản vẽ hay không. Vì vậy, trong các công trình quan trọng luôn cần sự có mặt của kiến trúc sư chủ trì và kỹ sư giám sát theo dõi quá trình thi công, đảm bảo công trình được thực hiện theo đúng bản vẽ và chất lượng cam kết. Ngoài ra, đơn vị chuyên nghiệp sẽ có phương pháp tổ chức và vận hành dự án tốt, giảm thiểu rủi ro chậm trễ tiến độ xây dựng hay việc phát sinh thêm chi phí ngoài dự toán.
Hướng dẫn tính chi phí thiết kế nội thất cụ thể
Chi phí thiết kế nội thất sẽ bao gồm chi phí cho bản vẽ thiết kế, chi phí mua sắm nội thất và cả chi phí dùng để chi trả cho nhân công thiết kế. Thông thường, nếu gia chủ lựa chọn dịch vụ thiết kế và thi công nội thất trọn gói thì chi phí thiết kế nội thất sẽ được tính bằng tổng diện tích thiết kế nhân với đơn giá thiết kế trên một mét vuông.
Bản vẽ thiết kế nội thất sẽ là bước đầu vô cùng quan trọng trong việc thiết kế nội thất nhà ở. Một ngôi nhà có thiết kế nội thất hoàn hảo trước tiên phải phù hợp với nhu cầu và thẩm mỹ của gia chủ, tiếp theo đó phải có sự hài hòa và kết nối với tổng thể công trình xây dựng. Một bản vẽ thiết kế được hoàn thiện chỉn chu trước khi thi công sẽ giúp gia chủ giảm thiểu những rủi ro phát sinh, tiết kiệm thời gian cũng như chi phí.
Chi phí chi trả cho nhân công và mua sắm nội thất chỉ có thể được xác định sau khi bản thiết kế nội thất đã hoàn thành. Hai mức chi phí này sẽ phụ thuộc vào quy mô nhà ở, tay nghề của nhân công, kiến trúc sư thiết kế, vật liệu thiết kế được gia chủ lựa chọn.
Cách tính chi phí xây dựng sân vườn, cổng, hàng rào
Chi phí xây dựng sân vườn, cổng và hàng rào thường bị nhiều gia chủ bỏ sót khi thực hiện cách tính chi phí xây nhà. Thực ra, mức chi phí này cũng vô cùng cần thiết và chiếm một phần không nhỏ đối với những ngôi nhà được xây dựng trên khu đất có diện tích lớn, có sân vườn xung quanh.
Chi phí xây dựng sân vườn sẽ phụ thuộc vào mức độ chi tiết của thiết kế, bày trí sân vườn, các loại cây cảnh hoặc đồ trang trí khác mà gia chủ lựa chọn. Đối với cổng và hàng rào, chi phí sẽ phụ thuộc vào vật liệu xây dựng, kích thước và kết cấu, độ dày của cổng, hàng rào.
Hướng dẫn cách tính chi phí dọn dẹp, giải phóng mặt bằng
Trong cách tính chi phí xây nhà năm 2022 thì chi phí giải phóng mặt bằng là phần công việc mà hầu hết các gia chủ phải tự làm để bàn giao phần mặt bằng trống cho đơn vị xây nhà tiến hành xây dựng.
Đặc biệt trong trường hợp xây nhà mới trên nền nhà cũ thì chi phí thu dọn, giải phóng mặt bằng là không hề nhỏ. Gia chủ sẽ phải phá dỡ bê tông, hệ thống móng và cọc dưới lòng đất, dọn quang cây cỏ, đổ cát san lấp mặt bằng…
Chi phí dọn dẹp mặt bằng cũng được tính bằng cách nhân diện tích mặt bằng cần san lấp, giải phóng với đơn giá giải phóng mặt bằng trên một mét vuông diện tích. Đơn giá giải phóng mặt bằng thường sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước, kết cấu, vị trí của công trình và xét về mặt có tận dụng được vật liệu cũ hay không.
Dự trù các khoản chi phí phát sinh
Như đã nói ở trên, cách tính chi phí xây nhà và dự toán chi phí xây nhà chỉ mang tính chất tương đối và hoàn toàn không thể đạt độ chính xác 100%. Trong quá trình thi công sẽ phát sinh những hoàn cảnh, trường hợp cụ thể có thể gây tăng hoặc giảm mức chi phí dự tính ban đầu. Chính vì vậy, gia chủ cần theo dõi sát sao từng giai đoạn xây dựng nhà ở để có sự điều chỉnh phù hợp, kịp thời khi có vấn đề xảy ra.
Bạn xem thêm:
Hoặc:
Hoặc nguồn 2:
Chi phí xây dựng một căn nhà gồm những khoản chi phí nào ?
1. Chi phí phá dỡ nhà cũ (nếu căn nhà mới xây dựng trên khu nhà cũ)
2. Chi phí ép cọc, cừ tràm, gia cố móng (nếu căn nhà được xây dựng trên nền đất yếu)
3. Chi phí cấp phép xây dựng
4. Chi phí xây dựng cơ bản (xây dựng phần thô và hoàn thiện).
5. Chi phí mua sắm vật dụng trong nhà.
6. Chi phí dự phòng cho các khoản phát sinh ( khoảng 10 %)
7. Chi phí đảm bảo chất lượng công trình ( khoản chi phí này rất quan trọng nhưng đa số chủ nhà đều không quan tâm…và hay cắt giảm khoản này ), bao gồm :
* Chi Phí thiết kế ( khoảng 3% dự toán )
* Chi phí thuê tư vấn giám sát thi công ( khoảng 2-3 % dự toán )
* Chi phí quản lý dự án ( những công trình quy mô lớn )
* Chi phí bảo trì, sửa chữa
Xem thêm:
Những chi phí dễ phát sinh khi xây nhà
Phát sinh về bản thiết kế xây dựng
Để xây dựng nhà, việc đầu tiên là người ta tìm đến kiến trúc sư (KTS) để nhờ họ thiết kế cho mình một ngôi nhà hoàn hảo nhất. Và xung quanh bản vẽ thiết kế sẽ có rất nhiều chi phí phát sinh nếu chúng ta không tìm hiểu kỹ và đồng nhất với nhà thiết kế. Những bản vẽ được sử dụng trong quá trình xây nhà: từ bản vẽ phác thảo đơn giản đến bản vẽ chi tiết, bản vẽ 3D, có sử dụng hình ảnh minh hoạ.
Nếu chủ nhà thay đổi bản vẽ theo ý thích, hay thay đổi 1 chi tiết nào đó trên bản vẽ thì chi phí cho những lần chỉnh sửa cũng sẽ tăng lên. Để giải quyết phát sinh này thì người chủ nhà cần phải biết mình thích gì và nói rõ ràng ý thích của mình cho KTS, tránh sửa tới, sửa lui nhiều lần. Giữa chủ nhà và người KTS phải có sự thống nhất ý kiến. Ký kết trên bản vẽ đó.
Tham khảo thêm:
Hoặc:
Phát sinh trong việc làm thủ tục giấy phép xây dựng
Xin giấy phép là điều bắt buộc khi chủ nhà muốn xây nhà để căn nhà được xây dựng hợp pháp. Nhưng giữa ý kiến của người chủ nhà và kiến thức về luật pháp của chủ nhà thường không khớp nhau do họ không hiểu rõ luật. Đôi khi chủ nhà đưa ý để kiến trúc sư thiết kế một đằng và đi xin giấy phép một nẻo nên đã xảy ra vấn đề phát sinh.
Phát sinh chi phí vật liệu xây dựng
Vật liệu xây dựng mỗi thời điểm sẽ khác nhau. Nếu kế hoạch làm nhà được lập ra trước đó vài năm thì phải dự trù kinh phí vật liệu xây dựng tăng theo giá thị trường. Do đó cần xem xét giá cả nhiều nơi, chọn cho mình một nhà cung cấp vật liệu thích hợp. Có thể trao đổi với người bán, ký hợp đồng ngay tại thời giá đó
Nhiều trường hợp phát sinh là do chủ nhà chưa bao giờ xem qua vật liệu, chỉ nhìn hình, xem giá rồi quyết định chọn. Nhưng khi đi vào thực tế lại phát hiện vật liệu này không tốt, vật liệu kia tốt hơn thế là nảy sinh việc thay đổi vật liệu. Đây là trường hợp gặp rất nhiều trong xây dựng cũng như là việc chọn mua đồ nội thất. Để khắc phục thì chủ nhà cần dự trù ngân sách phát sinh khoảng 20-50%. Đi xem vật liệu thật kỹ trước khi quyết định mua. Lên ngân sách cho việc mua vật liệu.
Tiến độ thực hiện cũng là một yếu tố làm phát sinh chi phí
Do đó cần phải chọn những nhà thầu có uy tín, ký hợp đồng với nhà thầu về thời gian hoàn tất căn nhà để tránh chi phí phát sinh.
Phát sinh về thiết kế nội thất
Nhiều chủ nhà không để ý trước vấn đề nội thất này, nhất là về vấn đề phong thủy. Khi đang xây dựng lại đưa thầy phong thủy về, rồi lại thay chỗ đặt nội thất, đục ống nước, ổ điện… dẫn đến chi phí phát sinh.
Ngoài ra, còn có hai trường hợp xảy ra:
Nếu KTS vừa là người thiết kế – trang trí thì có thể dẫn đến tình trạng phát sinh về đồ đạc, đồ nội thất, chất liệu…
Nếu người KTS riêng và người thiết kế – trang trí nội thất riêng thì việc không thống nhất về quan điểm dẫn đến phát sinh về không gian, đập phá lại cho phù hợp, sắp xếp đồ đạc trong nhà, vv…
Để khắc phục thì bạn nên chọn nhà thiết kế phù hợp. Thống nhất ý tưởng trang trí với chủ nhà. Ký kết trên bản vẽ thiết kế đó.