Cách xử lý vi phạm hợp đồng mua bán chung cư cụ thể ra sao?
Thủ thuật điện thoại
Thủ thuật máy tính
- Có nên mua laptop cũ giá rẻ dưới 1 triệu? Top nhà cung cấp
- Cách đăng video lên Youtube trên máy tính và điện thoại nhanh nhất
- Driver Booster là gì? Có tốt và nên sử dụng không? – Download
- 13 Cách sửa lỗi laptop không kết nối wifi trên Win 10
- Laptop HP giá bao nhiêu? Cách chọn máy tính xách tay chất lượng
Chào bạn, theo mình tìm hiểu từ Mahaland.vn thì:
Xử lý khi vi phạm hợp đồng mua bán căn hộ chung cư
Nếu bên mua không thực hiện đúng cam kết thanh toán theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán căn hộ chung cư thì phải trả khoản lãi mặc định tính trên tổng số tiền thanh toán. Khoản lãi suất này sẽ được quy định cụ thể trên điều khoản của hợp đồng chính thức, được các bên đồng thuận và giao kết từ đầu.
Nếu bên mua đã thanh toán giá bán căn hộ theo đúng tiến độ nhưng bên bán không bàn giao căn hộ đúng hạn cho bên mua thì bên bán cũng phải nộp phạt vi phạm hợp đồng cho bên mua theo điều khoản đã cam kết.
Bên mua phải thanh toán cho bên bán chi phí trông giữ căn hộ được tính theo ngày nếu chậm nhận bàn giao căn hộ mà không có lý do chính đáng. Trong trường hợp bên mua chậm nhận bàn giao căn hộ quá 30 ngày hoặc từ chối nhận bàn giao căn hộ thì bên bán có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc áp dụng các biện pháp xử lý khác như đã thỏa thuận và giao kết.
Bạn xem thêm:
Hoặc:
Hoặc nguồn 2:
Các cách giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán căn hộ chung cư.
Để giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán căn hộ chung cư, tùy thuộc vào trường hợp tranh chấp của mình bạn đọc có thể tham khảo, lựa chọn những cách giải quyết sau:
Đàm phán, thỏa thuận giải quyết tranh chấp.
Khi tranh chấp hợp đồng mua bán căn hộ chung cư xảy ra, các bên thường có xu hướng sẽ ngồi lại với nhau để đạt được thỏa thuận giải quyết mâu thuẫn. Trường hợp người mua ký kết hợp đồng mua bán với chủ đầu tư thì người mua thường thông qua Ban quản trị tòa nhà hoặc tổ dân phố để sắp xếp đàm phán với chủ đầu tư.
Tuy nhiên các cuộc đàm phán để giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán căn hộ chung cư thế này thường có chiều hướng diễn biến xấu. Nhẹ thì bên bán có thể thoái thác trách nhiệm; lấp liếm thông tin để không đưa ra phương án giải quyết tranh chấp. Nặng thì cuộc đàm phán sẽ trở nên gay gắt do hai bên không tìm được tiếng nói chung. Từ đó, gây ảnh hưởng lớn tới quá trình thực hiện hợp đồng, ảnh hưởng đến lợi ích của cả hai bên. Phần lớn, khi xảy ra tranh chấp các bên có ngồi lại đàm phán với nhau thì cũng không đạt được kết quả gì.
Hòa giải tranh chấp hợp đồng mua bán tại cơ sở.
Phương án hòa giải là ưu tiên hàng đầu khi giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán căn hộ chung cư. Đối với tranh chấp đất đai thì vấn đề này được quy định khá rõ. Thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa giải tại cơ sở cũng diễn ra phổ biến. Tuy nhiên, đối với căn hộ chung cư thì vấn đề này còn chưa được quy định rõ. Việc giải quyết tranh chấp sẽ được áp dụng theo Luật hòa giải cơ sở 2013.
Theo đó, Tổ trưởng tổ hòa giải sẽ phân công hòa giải viên tiến hành hòa giải sau khi nhận được yêu cầu của các bên tranh chấp. Việc có hòa giải viên tham gia sẽ tương ứng như việc có một bên thứ 3 đứng ra làm trung gian, đưa ra ý kiến để các bên dung hòa được quyền lợi của mình. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi để các bên tranh chấp đưa ra được phương án giải quyết. Tuy nhiên, cũng như trường hợp các bên tự đàm phán; phương thức hòa giải tại cơ sở cũng kém hiệu quả; ít được thực hiện trên thực tế.
Khiếu nại giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán căn hộ chung cư.
Hiện nay Phòng bảo vệ người tiêu dùng thuộc Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương là cơ quan thực hiện chức năng giám sát; đưa ra cảnh báo; tiếp nhận khiếu nại về các vi phạm; tổ chức hòa giải tranh chấp hợp đồng mua bán căn hộ chung cư. Trường hợp phát hiện ra sai phạm Phòng bảo vệ người tiêu dùng sẽ báo cáo tới các cơ quan chức năng và kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật. Khi phát sinh vấn đề cần khiếu nại người dân có thể gửi đơn khiếu nại trực tiếp; qua dịch vụ bưu chính; hoặc gửi khiếu nại trực tuyến tới Cổng thông tin điện tử Tại đây.
Tuy nhiên, với tính chất là thực hiện các công việc mang tính tham mưu; đề xuất phương án giải quyết tranh chấp nên Phòng bảo vệ người tiêu dùng không thể giải quyết tranh chấp một cách triệt để. Khi đó, các bên có tranh chấp lại phải tìm tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán căn hộ chung cư.
Khởi kiện giải quyết tranh chấp tại Tòa án.
Như đã phân tích ở trên, khởi kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán căn hộ chung cư ra Tòa án là phương án giải quyết tranh chấp đạt được kết quả triệt để nhất. Việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án phải thực hiện theo một trình tự thủ tục đúng theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
Xem thêm: