Vì sao nên chọn TPHCM để đầu tư mua bán nhà đất vậy mọi người?
Thủ thuật điện thoại
Thủ thuật máy tính
- Có nên mua laptop cũ giá rẻ dưới 1 triệu? Top nhà cung cấp
- Cách đăng video lên Youtube trên máy tính và điện thoại nhanh nhất
- Driver Booster là gì? Có tốt và nên sử dụng không? – Download
- 13 Cách sửa lỗi laptop không kết nối wifi trên Win 10
- Laptop HP giá bao nhiêu? Cách chọn máy tính xách tay chất lượng
Chào bạn, theo mình tìm hiểu được từ Mahaland.vn thì lý do vì sao nên mua bán nhà đất TPHCM là:
Hạ tầng TPHCM phát triển nhất cả nước
Theo dữ liệu được thu thập từ HoangLong Land, thị trường mua bán nhà đất TPHCM có lợi thế với những cơ sở hạ tầng như sau:
Các trục đường cao tốc
Các tuyến quốc lộ
TPHCM là đầu mối giao thông lớn, từ đây người dân có thể dễ dàng di chuyển đến khu vực các tỉnh lân cận nhờ các tuyến quốc lộ huyết mạch:
Các tuyến đường vành đai
Theo quy hoạch, TPHCM có tổng cộng 4 tuyến đường vàng đai với tổng chiều dài là hơn 380 km. Tuy nhiên hiện tại dự án xây dựng các tuyến vành đai chỉ mới được hoàn thành hơn 90 km.
Tuyến đường vành đai 1 TPHCM
Tuyến đường vành đai 1 TPHCM có chiều dài 26,4 km. Đây là tuyến đường đi qua và giúp kết nối các quận huyện sau đây: Huyện Bình Chánh, quận 8, quận Bình Tân, quận Tân Phú, quận Tân Bình, Thành phố Thủ Đức.
Điểm khởi đầu của tuyến đường vành đai 1 là đường Phạm Văn Đồng đoạn Ngã 4 Linh Xuân và kết thúc tại đường Nguyễn Văn Linh. Đường vành đai 1 đi qua và giao với các con đường: Bạch Đằng; Trường Sơn; Hoàng Văn Thụ; Hồng Lạc; Thoại Ngọc Hầu; Hương lộ 2; Kinh Dương Vương.
Hiện nay, đường vành đai 1 đã hoàn thiện về tiến độ thi công và được đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả vai trò của mình trong việc giúp các tuyến đường nội thành TPHCM giảm tải tình trạng kẹt xe, ùn tắc.
Tuyến đường vành đai 2 TPHCM
Tuyến đường vành đai 2 TPHCM có chiều dài 64 km, được phân luồng dành cho 6 đến 10 làn xe cùng lưu thông. Đường vành đai 2 đi qua và kết nối các khu vực: Huyện Hóc Môn; huyện Bình Chánh, quận Bình Tân, quận 12, quận 8, quận 7 và Thành phố Thủ Đức.
Đường vành đai 2 được đưa vào quy hoạch từ năm 2007, tuy nhiên đến nay tuyến chỉ hoàn thành chiều dài 50 km, 14 km còn lại được chia thành 4 đoạn vẫn chưa thể hoàn thành do nhiều lý do.
Sau khi được hoàn thành, tuyến đường vành đai 2 sẽ giúp phân luồng và giảm tải được áp lực trên cơ sở hạ tầng giao thông khu vực nội thành khi đi qua và giao với các tuyến giao thông huyết mạch như quốc lộ 1, quốc lộ 12, cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây, đường Phạm Văn Đồng và xa lộ Hà Nội.
Tuyến đường vành đai 3 TPHCM
Tuyến đường vành đai 3 TPHCM có chiều dài 92 km giúp TPHCM kết nối với các tỉnh Long An, Đồng Nai, Bình Dương. Tuyến đường được chia làm 4 đoạn lớn bao gồm đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch; Tân Vạn – Bình Chuẩn; Bình Chuẩn – Quốc lộ 22 và Quốc lộ 22 – Bến Lức.
Tuyến đường sẽ được đầu tư bằng cách sử dụng ngân sách địa phương với sự hỗ trợ của Trung ương. Trong đó, ngân sách Trung ương dự kiến bố trí gần 40 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ 50% vốn đầu tư các đoạn thành phần của dự án tại TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai; hỗ trợ 100% ngân sách đối với đoạn qua tỉnh Long An.
Một phần ngân sách địa phương sẽ bố trí cho các đoạn qua địa bàn, trong đó TP.HCM chi hơn 24,38 nghìn tỷ đồng, Đồng Nai khoảng 1,624 tỷ đồng và Bình Dương hơn 9,7 nghìn tỷ đồng.
TP.HCM dự tính, thời gian chuẩn bị đầu tư Vành đai 3 đến năm 2023. Trong thời gian 2023-2024, dự án sẽ hoàn thành giải phóng mặt bằng. Vào năm 2025, việc xây dựng tuyến đường sẽ hoàn thành cơ bản và toàn tuyến sẽ được thông xe khi hoàn thành vào năm 2026.
Dự án đường vành đai 3 TPHCM hoàn thành khi hoàn thành sẽ giúp giảm tải lượng lớn phương tiện giao thông ra vào trung tâm thành phố, kết nối các tỉnh Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Long An và rút ngắn thời gian di chuyển qua lại giữa các tỉnh.
Tuyến đường vành đai 4 TPHCM
Tuyến đường vành đai 4 có tổng chiều dài lên đến 200 km và được đầu tư với tổng ngân sách lên đến 100.000 tỷ đồng. Đường vành đai 4 đi qua và giúp TPHCM kết nối đến các tỉnh Long An, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Vành đai 4 mở đầu tại thị xã Phú Mỹ, khúc giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu và kết thúc tại cảng Hiệp Phước, TPHCM.
Dự án được duyệt từ năm 2013 và hiện đã hoàn thành đoạn 21 km tại địa phận tỉnh Bình Dương. Còn đoạn 25 km tại Long An và đoạn 35 km nối liền Bến Lức – Hiệp Phước hiện đang được tiếp tục triển khai.
Các tuyến đường trên cao
TPHCM có tổng cộng 5 tuyến đường trên cao. Trong đó, các tuyến đường trên cao số 1, số 2 và số 3 sẽ được kết nối lại với nhau bởi tuyến đường trên cao Bắc Nam. Dự án có tổng mức đầu tư gần 30.000 tỷ đồng, hiện nay, có các tuyến đường trên cao số 1, số 5 và đường trên cao Bắc – Nam đang tiến hành kêu gọi đầu tư và đã nhận được nhiều sự quan tâm.
Tuyến đường trên cao số 1 – chiều dài 9,5km
Tuyến đường trên cao số 1 sẽ đi qua địa phận các quận Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh, quận 1 và quận 3. Đây là dự án sẽ tạo thêm hành lanh dọc theo trục Bắc – Nam sau khi hoàn thành, đồng thời giảm tải áp lực giao thông cho cơ sở hạ tầng trung tâm TPHCM.
Tuyến đường trên cao số 1 có quy mô 4 làn xe, tổng chiều dài là 9,5 km và tổng mức đầu tư ước tính sẽ là 17.500 tỷ đồng. Bắt đầu từ nút giao Cộng Hòa và kết thúc tại ngã giao với đường Ngô Tất Tố, Điện Biên Phủ. Đường trên cao số 1 đi qua các cung đường: Cộng Hòa; Trần Quốc Hoàn; Phan Thúc Duyên; Hoàng Văn Thụ; Phan Đăng Lưu; Phan Xích Long nối dài.
Tuyến đường trên cao số 5 – chiều dài 21,5km (giai đoạn 1)
Đường trên cao số 5 là tuyến đường giúp tăng khả năng liên kết của hệ thống đường trên cao TPHCM theo hướng Đông – Tây. Đường trên cao số 5 có quy mô 4 làn xe, tổng chiều dài 21,5 km, đi ngang qua địa phận các huyện Hóc Môn, quận Bình Tân, quận 12 và Thành phố Thủ Đức. Lộ trình của đường trùng với đường vành đai 2 đoạn nút giao trạm 2 đến nút giao An Sương. Hiện tuyến đường này đang được kêu gọi đầu tư với mức 15.405 tỷ đồng.
Tuyến đường trên cao Bắc – Nam – chiều dài 14,1km
Tuyến đường trên cao Bắc – Nam kéo dài từ Nguyễn Văn Linh đến Cộng Hòa, giúp kết nối các quận nội thành TPHCM với nhau: Quận 7, quận 5, quận 10, quận 11 và quận Tân Bình.
Tuyến đường có tổng chiều dài là 14,1 km, quy mô 4 làn xe và hiện đang được kêu gọi với mức đầu từ 30.000 tỷ đồng. Lộ trình đường đi dọc theo các tuyến Cộng Hòa; Bùi Thị Xuân; Cách Mạng Tháng 8; Bắc Hải; Lý Thái Tổ; Nguyễn Văn Cừ; kênh Ông Lớn; Nguyễn Văn Linh.
Các cầu lớn, hầm vượt sông
TPHCM có đến hơn 200 cây cầu lớn nhỏ, trong đó có 6 cây cầu gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển kéo dài hơn 300 năm của Thành phố. Sau đây là một số cây cầu lớn mang tính biểu tượng của TPHCM:
Hầm Thủ Thiêm là đường hầm vượt sông đầu tiên và hiện là duy nhất tại TPHCM. Với tổng chiều dài 1490m, đường hầm này đã giúp cải thiện đáng kể lưu lượng phương tiện giao thông di chuyển từ trung tâm quận 1 về phía Bình Thạnh và quận 2.
Đường sắt đô thị Metro
Đường sắt đô thị Metro Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những hệ thống giao thông nhanh đô thị đầu tiên tại Việt Nam. Đây sẽ là tuyến đường sắt đô thị thứ 3 tại Việt Nam sau hai tuyến đường sắt Hà Nội là Cát Linh – Hà Đông và đoạn Nhổn – Ga Hà Nội.
Hệ thống Đường sắt đô thị Metro bao gồm 8 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 169 km, 1 tuyến tàu điện dài 12,8 km và 2 tuyến tàu điện một ray dài 43,7 km. Có 175 ga với tổng chiều dài toàn hệ thống là 225,5 km.
Tuyến đầu tiên trong hệ thống là tuyến số 1 Bến Thành – Suối Tiên được khởi hiện đang gần hoàn thành phần trên cao, dự kiến hoạt động vào năm 2022. Tuyến tiếp theo là tuyến số 2 Bà Quẹo cũng được khởi công năm 2013 nhưng do gặp nhiều khó khăn nên dự án đã lùi thời hạn, dự kiến khởi động lại vào năm 2023.
Đường sắt đô thị khác
Căn cứ vào điều chỉnh quy hoạch hệ thống đường sắt thành phố cục bộ đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt: Hệ thống đường sắt thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai sẽ bao gồm 07 tuyến tàu điện ngầm, 03 tuyến xe điện mặt đất hoặc tàu điện một ray (monorail) với tổng chiều dài khoảng 160 km
Hệ thống xe buýt nhanh
Xe buýt trung tâm TPHCM là hệ thống giao thông công cộng duy nhất của thành phố cho đến hiện tại. Mạng lưới xe buýt của thành phố đã được tái cấu trúc vào năm 2002 với tám tuyến xe buýt thí điểm, và dần dần lan rộng ra các huyện và tỉnh lân cận để tạo thành một mạng lưới rộng khắp. Sau hơn 14 năm hình thành và phát triển, tính đến năm 2015, thành phố duy trì khoảng 136 tuyến xe buýt, trong đó có 105 tuyến có trợ giá và 2786 phương tiện đang được đưa vào sử dụng.
Đường biển
TPHCM có khoảng 50 bến phà, tuyến tàu cánh ngầm tại Cảng Nhà Rồng giúp người dân nhanh chóng di chuyển đến Cảng Cầu Đá, Vũng Tàu và nhiều cảng sông, 4 cảng biển chính bao gồm Tân Cảng, Nhà Bè, Bến Nghé, Sài Gòn phục vụ giao thông đường thủy.
Xem bài viết chi tiết tại: Top 5 lý do vì sao nên mua bán nhà đất TPHCM
Bạn xem thêm:
Hoặc nguồn 2:
Khu trung tâm an ninh hơn, tiện mọi bề
An ninh trật tự tại khu vực trung tâm đô thị luôn được chú trọng ở mức cao nhất hoặc có thể chắc chắn chuẩn mực này vượt trội hơn so với ngoại thành và vùng ven. Vấn đề về vệ sinh môi trường ở khu trung tâm cũng được quan tâm hơn vì đây là bộ mặt của thành phố. Ví dụ, khu trung tâm không có chuyện nhà dân nằm cạnh bãi rác hay nhà máy xả thải bừa bãi ra môi trường sống nhưng ở ngoại thành, vùng ven lại khá phổ biến. Điện, nước ở các quận lõi trung tâm cũng ít bị ngắt hơn khu vực ngoại ô. Thậm chí, môi trường làm việc ở khu trung tâm cũng tốt hơn vì hầu hết các công việc chất xám, lương cao đều hội tụ ở khu trung tâm.
Được săn lùng vì là hàng khan hiếm
Bất động sản tọa lạc ở vị trí “trái tim đô thị” luôn có số lượng hạn chế và có vị thế độc nhất vô nhị. Vì khan hiếm nên nhà ở trung tâm trở thành tài sản có giá trị vượt thời gian. Đây là tài sản trong mơ của nhiều người, là loại nhà ở đáng giá nhất trong mọi chu kỳ nóng sốt đối với hầu hết mọi thị trường bất động sản trên thế giới. Mục tiêu lớn của đại đa số người thành đạt (bất kể quốc gia hay vùng lãnh thổ nào) là khi có thật nhiều tiền họ nhất định sẽ mua nhà ở trung tâm. Người ít tiền hơn nếu được phép mơ cũng thà ở nhà ổ chuột khu trung tâm nhưng tiện lợi còn hơn là phải tất tả ngược xuôi ngày mấy bận tận ngoại ô kém phát triển hơn.
Mua nhà ở trung tâm là suất đầu tư đa năng nhất
Xét các giá trị thương mại, khai thác cho thuê, đầu tư, tích lũy tài sản, chống trượt giá… nhà ở có vị trí càng đắc địa tại nội đô đều hội đủ những ưu điểm vượt trội này. Có thể xem loại tài sản này là kênh đầu tư đa năng. Đơn cử căn hộ ở quận 1, TP HCM dễ dàng cho thuê hơn các chung cư ở những quận ngoại thành 9, 12, Thủ Đức… mặc dù giá thuê đắt đỏ hơn gấp nhiều lần.
Chứng minh đẳng cấp vượt trội
Căn nhà nằm ở lõi trung tâm thành phố không thuần túy là bất động sản thông thường mà là món trang sức định vị mức độ giàu có, đẳng cấp của gia chủ so với phần còn lại trong xã hội. Thậm chí, giới siêu giàu còn xem việc sở hữu nhà ở trung tâm thành phố lớn là bộ sưu tập đặc biệt như tấm giấy thông hành để gia nhập tầng lớp thượng lưu. Đây là lát cắt khá đặc biệt của bất động sản tọa lạc tại khu trung tâm vì nó có tác động to lớn đến giá trị thương hiệu cá nhân của chủ sở hữu.
Bên cạnh đó, đừng quên sử dụng dịch vụ đăng tin bán nhà tại Mahaland.vn khi có nhu cầu nhé!