Giá chuyển nhượng và phương thức thanh toán hợp đồng nhà đất chưa có sổ đỏ là bao nhiêu?
Thủ thuật điện thoại
Thủ thuật máy tính
- Có nên mua laptop cũ giá rẻ dưới 1 triệu? Top nhà cung cấp
- Cách đăng video lên Youtube trên máy tính và điện thoại nhanh nhất
- Driver Booster là gì? Có tốt và nên sử dụng không? – Download
- 13 Cách sửa lỗi laptop không kết nối wifi trên Win 10
- Laptop HP giá bao nhiêu? Cách chọn máy tính xách tay chất lượng
Hi bạn, mình tìm được từ Mahaland.vn thì:
Giá chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ và Phương thức thanh toán
Để đảm bảo thực hiện chuyển nhượng theo mẫu hợp đồng mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ an toàn và giảm thiểu tối đa các rủi ro, bạn cần lưu ý thực hiện đúng với các bước theo quy trình sau đây:
Bước 1: Hai bên tiến hành tạo lập hợp đồng đặt cọc
Khi hai bên đã thỏa thuận được với nhau về giá trị chuyển nhượng quyền sử dụng bất động sản. Bước đầu tiên, bên nhận chuyển nhượng cần đặt cọc cho bên chuyển nhượng một khoản tiền để xác nhận cả hai bên đều chắc chắn thực hiện việc chuyển nhượng này.
Hai bên cùng lập ra hợp đồng đặt cọc và hợp đồng này hoàn toàn được xem là hợp pháp ngay cả khi chỉ được hai bên ký kết mà không cần công chứng. Tuy nhiên nếu muốn đảm bảo an toàn cho giao dịch thì hai bên có thể đến văn phòng công chứng tại địa phương để tạo lập và công chứng hợp đồng.
Việc có lựa chọn công chứng hay không là hoàn toàn tự nguyện và phụ thuộc vào mức độ tin cậy lẫn nhau của hai bên. Hoặc bạn có thể nhờ một bên thứ 3 đứng ra làm chứng và có chữ ký của người đó trong thỏa thuận đặt cọc, đối với trường hợp này, nên tìm người không cùng huyết thống và không có bất kỳ mối quan hệ lợi ích hay cá nhân nào với hai bên tham gia chuyển nhượng.
Bước 2: Tiến hành tạo lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Hai bên sẽ ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo thời hạn được quy định trong hợp đồng đặt cọc. Hợp đồng này phải được công chứng theo đúng quy định của Luật Đất đai.
Về phương thức thanh toán, hai bên hoàn toàn tự do thỏa thuận hình thức thanh toán sẽ bằng tiền mặt hay thông qua tài khoản ngân hàng; Thanh toán một lần hoặc nhiều đợt. Tương tự như vậy, thời điểm bàn giao nhà tùy thuộc vào thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng chuyển nhượng.
Một khi hợp đồng này được công chứng, giao dịch sẽ được chứng thực là hoàn toàn hợp pháp và có hiệu lực. Theo đó, các bên trong hợp đồng có nghĩa vụ thực hiện các điều khoản đã giao kết và quyền sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất đã được chuyển giao từ bên chuyển nhượng sang bên nhận chuyển nhượng.
Bước 3: Thực hiện các nghĩa vụ về thuế, phí và lệ phí
Sau mỗi giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng, sở hữu nhà đất, bên chuyển nhượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân và bên nhận chuyển nhượng phải nộp lệ phí trước bạ chậm nhất là vào ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế theo quy định của cục Quản lý thuế.
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký sang tên và hoàn thành thủ tục chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ
Để hợp thức hóa quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất của người nhận chuyển nhượng: Một trong hai bên tham gia chuyển nhượng sẽ theo thỏa thuận trong hợp đồng hồ sơ tại Văn phòng đăng kí đất đai hoặc Phòng tài nguyên môi trường để yêu cầu làm thủ tục sang tên chuyển nhượng đất và nhà ở.
Bạn đọc thêm:
Hoặc:
Hoặc nguồn 2:
Luật sư tư vấn
Theo khoản 1 điều 188 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng khi có các điều kiện sau:
– Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Đất không có tranh chấp;
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành;
– Trong thời sử dụng đất.
Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Do bạn không nêu rõ thời điểm chuyển nhượng của các bên, giao dịch của bạn có thể sẽ thuộc một trong hai trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Đất được chuyển nhượng trước ngày 1/7/2014
Theo khoản 1 điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014, trường hợp đã chuyển quyền sử dụng đất từ trước ngày 1/7/2014 nhưng chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định thì người đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận mới, nếu có đủ điều kiện mà không phải thực hiện thủ tục sang tên.
Cụ thể, các trường hợp đang sử dụng đất sau đây mà chưa được cấp Giấy chứng nhận và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 điều này thì người đang sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu theo quy định của Luật Đất đai và quy định tại Nghị định này mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật:
a) Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trước 1/1/2008;
b) Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất từ 1/1/2008 đến trước 1/7/ 2014 mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và điều 18 của Nghị định này.
Như vậy, nếu chuyển nhượng đất trước ngày 1/1/2008 mà không có giấy tờ theo quy định tại điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP nêu trên, bạn có quyền thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Nếu nhận chuyển nhượng từ ngày 1/1/2008 đến trước ngày 1/7/2014, có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại điều 100 Luật Đất đai 2013 và điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP nêu trên, bạn có quyền thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Trường hợp 2: Đất được chuyển nhượng sau ngày 1/7/2014
Theo khoản 1 điều 188 Luật Đất đai 2013 và quy định tại Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP nêu trên, nếu mua đất không sổ đỏ sau ngày 1/7/2014, việc chuyển nhượng bị coi là không hợp pháp và việc cơ quan địa chính không cấp sổ đỏ cho bạn là đúng.
Nếu bạn muốn bên địa chính cấp sổ đỏ trước hết bạn phải yêu cầu bên chuyển nhượng làm thủ tục để họ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu chủ cũ đủ điều kiện được cấp thì sau khi có giấy chứng nhận đó, các bên mới có thể thực hiện thủ tục sang tên theo đúng quy định của pháp luật.
Xem thêm: