Chi phí lập vi bằng khoảng bao nhiêu ạ?
Bài đăng này có hữu ích?
Bấm vào ngôi sao để đánh giá!
Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu: 1
Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.
Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.
Please briefly explain why you feel this question should be reported.
Please briefly explain why you feel this answer should be reported.
Please briefly explain why you feel this user should be reported.
Chúng tôi muốn kết nối những người có kiến thức với những người cần nó, tập hợp mọi người với những quan điểm khác nhau để họ có thể hiểu nhau hơn và trao quyền cho mọi người chia sẻ kiến thức của họ.
Ask A Question
Hi bạn, theo nguồn 1 mình tìm được:
Chi phí lập vi bằng bao nhiêu?
Thời gian và công sức mà Thừa phát lại bỏ ra để lập vi bằng 10 trang sẽ khác với vi bằng vài trăm trang. Mặt khác, một số loại vi bằng cụ thể (hoặc theo yêu cầu của khách hàng) yêu cầu sử dụng các biện pháp nghiệp vụ riêng biệt như quay hình, đo đạc,… sẽ tương ứng với những mức chi phí khác nhau.
Các khoản chi phí thực tế phát sinh trong quá trình thực hiện vi bằng: Các khoản chi phí phát sinh trong quá trình làm vi bằng chủ yếu đến từ các yếu tố như chi phí đi lại, chi phí trả cho người làm chứng, nộp phí cho nhà nước (nếu cần thu thập thông tin)…
Xem thêm:
Hoặc nguồn 2:
Chi phí lập vi bằng trong một số trường hợp cụ thể
Như đã đề cập ở trên, hiện nay pháp luật chưa đưa ra mức phí lập vi bằng chung hoặc tỷ lệ để xác định mức phí chung. Nên căn cứ vào từng trường hợp, người yêu cầu lập vi bằng có thể dựa trên bảng giá được niêm yết để thỏa thuận chi phí lập vi bằng với Thừa phát lại. Với kinh nghiệm mua nhà vi bằng, chúng tôi xin gửi đến bạn đọc chi phí lập vi bằng trong một số trường hợp cụ thể:
Lập vi bằng nhà đất
Lập vi bằng nhà đất có phạm vi khá rộng, bao gồm: Lập vi bằng đặt cọc mua bán đất, lập vi bằng ghi nhận việc giao nhận tiền, tài sản khi mua bán đất, lập vi bằng ghi nhận hiện trạng nhà đất trước khi giao dịch, lập vi bằng ghi nhận thỏa thuận của các bên trong quá trình chuyển nhượng nhà đất… Do đó, chi phí lập vi bằng tương ứng với mỗi trường hợp sẽ khác nhau.
Tuy nhiên, cần lưu ý về lập vi bằng nhà đất. Theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 37 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP, Thừa phát lại không được phép thực hiện lập vi bằng đối với trường hợp sau: (i) Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính; (ii) Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, việc lập vi bằng sẽ không được thực hiện nếu các bên có nhu cầu ghi nhận trực tiếp nội dung chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu nhà đất. Các loại vi bằng khác liên quan đến nhà đất vẫn có thể thực hiện mà không bị giới hạn. Bên cạnh đó, đối với một số trường hợp đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng việc giao dịch gặp phải vướng mắc như: Sổ đỏ chung chủ, đất không đủ điều kiện tách thửa…Trong những trường hợp này nên lập vi bằng để ghi nhận giao dịch giữa các bên để tránh trường hợp ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của mình khi xảy ra tranh chấp.
Chi phí lập vi bằng trong trường hợp này sẽ tùy thuộc vào quy chế làm việc của văn phòng thừa phát lại – nơi cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng dịch vụ, hoặc có thể dựa trên giá trị nhà đất, là đối tượng được ghi nhận trong vi bằng. Cá nhân, tổ chức có nhu cầu lập vi bằng cũng nên tìm hiểu rõ chi phí lập vi bằng để có thể lựa chọn cho mình một văn phòng thừa phát lại với mức chi phí hợp lý nhất.
Ngoài những vi bằng mua bán nhà đất nói trên, lập vi bằng đối với việc thuê, mượn nhà đất cũng được nhiều người quan tâm. Từ thời điểm bắt đầu giao dịch các bên có thể lựa chọn lập vi bằng nhà đất để ghi nhận thỏa thuận và ý chí chung. Vi bằng nhà đất còn có ưu điểm hơn việc lập văn bản thông thường khi các bên có thể ghi nhận cả hiện trạng tài sản trước khi giao dịch và tại thời điểm bàn giao làm căn cứ để yêu cầu bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra.
Lập vi bằng kinh doanh
Lĩnh vực kinh doanh là một lĩnh vực khá phức tạp, việc phát sinh một tranh chấp nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến các giao dịch khác. Vì vậy, trước khi giao dịch, các bên nên chuẩn bị kỹ giấy tờ, thủ tục liên quan để đảm bảo nếu có sự thay đổi hoặc tranh chấp xảy ra thì các bên đã nắm chắc chứng cứ để bảo vệ lợi ích của mình. Lập vi bằng kinh doanh có thể được thực hiện trong các trường hợp sau:
– Vi bằng ghi nhận các cuộc họp nội bộ (Vi bằng ghi nhận cuộc họp đại hội đồng cổ đông; Lập vi bằng họp hội đồng thành viên; Lập vi bằng họp hội đồng quản trị; Lập vi bằng họp kỷ luật nhân viên…);
– Vi bằng ghi nhận việc góp vốn, chuyển nhượng cổ phần, sáp nhập, chuyển nhượng doanh nghiệp;
– Vi bằng đặt cọc hợp đồng;
– Vi bằng ghi nhận việc chuyển tiền, giao nhận tài sản…;
– Vi bằng ghi nhận các hành vi vi phạm hợp đồng;
– Vi bằng ghi nhận chấm dứt giao dịch, thanh lý hợp đồng;
– Vi bằng ghi nhận việc chuyển giao thông báo đến bên vi phạm trong hợp đồng (trong trường hợp có hành vi trốn tránh, không hợp tác).
Chi phí lập vi bằng trong trường hợp này tại các văn phòng thừa phát lại thường chỉ dao động từ 3,000,000đ đến 5,000,000đ. Tuy nhiên, chúng tôi xin nhấn mạnh rằng, chi phí lập vi bằng có thể còn căn cứ vào thời gian thừa phát lại tham gia làm việc, yêu cầu của cá nhân, tổ chức về việc thực hiện lập vi bằng (yêu cầu càng cụ thể, chi tiết, thừa phát lại càng bỏ nhiều công sức ra làm việc thì chi phí lập vi bằng càng cao).
Xem thêm: