Cho mình hỏi cách hòa giải đất đai tranh chấp như thế nào?
Thủ thuật điện thoại
Thủ thuật máy tính
- Có nên mua laptop cũ giá rẻ dưới 1 triệu? Top nhà cung cấp
- Cách đăng video lên Youtube trên máy tính và điện thoại nhanh nhất
- Driver Booster là gì? Có tốt và nên sử dụng không? – Download
- 13 Cách sửa lỗi laptop không kết nối wifi trên Win 10
- Laptop HP giá bao nhiêu? Cách chọn máy tính xách tay chất lượng
Chào bạn, mình đọc từ Mahaland.vn thì:
Về vấn đề hòa giải đất đai bị tranh chấp
Hòa giải là thủ tục giải quyết được ưu tiên hàng đầu khi phát sinh các xung đột về quyền sử dụng đất. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về thẩm quyền và thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai được quy định theo đúng trình tự pháp luật.
Thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất đai
Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai phân xử hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hình thức thương lượng hòa giải.
Trong trường hợp xảy ra tranh chấp quyền sở hữu và sử dụng đất mà các bên tranh chấp không hoà giải được thì phải gửi đơn yêu cầu hoà giải đến Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sựu việc.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải tổ chức việc hòa giải tranh chấp vấn đề nhà đất tại địa phương. Trong quá trình thực hiện cần phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác có thẩm quyền. Thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã phải được thực hiện trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết.
Việc hoà giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về việc hoà giải thành công hoặc không thành công. Biên bản hòa giải được gửi cho các bên phát sinh tranh chấp và được lưu giữ tại văn phòng Ủy ban nhân dân cấp xã địa bàn có đất tranh chấp.
Thủ tục hòa giải khi tranh chấp đất đai
Thủ tục hòa giải khi có đất đai bị tranh chấp được pháp luật quy định theo 2 bước với quy trình sau đây:
Bước 1: Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:
Kiểm tra, xác minh, tìm hiểu nguyên nhân tranh chấp, thu thập các giấy tờ, tài liệu liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;
Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để tiến hành hòa giải. Thành viên của Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng; Đại diện Ủy ban Mặt trận các thành phố, quận, huyện; Tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực thành thị; Trưởng thôn đối với khu vực nông thôn; Đại diện một số hộ dân sinh sống lâu năm trên địa bàn các xã, huyện nắm rõ nguồn gốc, quá trình sử dụng mảnh đất này; Cán bộ công tác tại văn phòng đăng ký đất đai và cán bộ thừa phát lại;
Tổ chức phiên họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Ban hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi có mặt các bên tranh chấp. Nếu một trong các bên tranh chấp vắng mặt thì việc hoà giải được coi là không thành.
Bước 2: Đi đến thống nhất và đưa ra kết quả hòa giải tranh chấp
Kết quả hòa giải mâu thuẫn đất đai phải được lập thành biên bản, bao gồm các nội dung sau: Thời gian, địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham gia hòa giải; bản tóm tắt nội dung tranh chấp, trong đó nêu rõ nguồn gốc, thời gian sử dụng đất tranh chấp, nguyên nhân dẫn đến tranh chấp (theo kết quả kiểm toán, điều tra); ý kiến của Hội đồng hòa giải; nội dung đã hoặc chưa được các bên tranh chấp thoả thuận.
Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại phiên hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải có dấu mộc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, chia ra làm nhiều bản chính gửi cho các bên tranh chấp, 01 bản lưu lại tại văn phòng Ủy ban nhân dân cấp xã.
Nếu hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp đến các cơ quan có thẩm quyền tiếp theo để giải quyết tranh chấp.
Có thể nói tranh chấp đất đai là điều không ai muốn xảy ra trong quá trình thực hiện mua bán nhà đất. Tranh chấp gây ra tổn thất về thời gian, tiền bạc và cả việc dính dáng đến pháp luật. Do đó cần phải tìm hiểu kỹ về nhà đất mình muốn giao dịch cả trên giấy tờ và ngoài thực tế.
Ví dụ: Khi có nhu cầu mua bán nhà đất TPHCM, bạn có thể kiểm tra bằng một số biện pháp như sau để tránh xảy ra tranh chấp:
Bên cạnh đó, đừng quên đăng tin mua bán nhà đất tại Mahaland nếu có nhu cầu nhé!
Bạn xem thêm:
Hoặc nguồn 2:
Hòa giải tranh chấp đât đai tại UBND cấp xã, phường
Với trường hợp của gia đình bạn, việc tiến hành hòa giải trong gia đình và hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất là phương án được khuyến khích và nên được ưu tiên, việc hòa giải vừa không tốn nhiều thời gian, chi phí như việc khởi kiện mà vẫn giữu được hòa khí trong gia đình.
Căn cứ Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 này thì Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở. Nếu các bên tranh chấp không tự hoà giải được thì gửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp. UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hoà giải tranh chấp đất đai.
Để có căn cứ giải quyết việc tranh chấp đất đai, thay vì kiến nghị bằng miệng bạn có thể viết đơn đề nghị hòa giải tranh chấp đất đai, kèm theo các bằng chứng chứng minh quyền sử dụng đất của bạn (như sổ đỏ bạn đã được cấp trước đây, trích do bản đồ địa chính miếng đất trên sổ mục kê của UBND cấp xã…).
Thời hạn hoà giải là 45 ngày làm việc, kể từ ngày UBND xã, phường, thị trấn nhận được đơn của bạn.