Không nên mua loại đất nền nào?
Bài đăng này có hữu ích?
Bấm vào ngôi sao để đánh giá!
Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu: 1
Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.
Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.
Please briefly explain why you feel this question should be reported.
Please briefly explain why you feel this answer should be reported.
Please briefly explain why you feel this user should be reported.
Chúng tôi muốn kết nối những người có kiến thức với những người cần nó, tập hợp mọi người với những quan điểm khác nhau để họ có thể hiểu nhau hơn và trao quyền cho mọi người chia sẻ kiến thức của họ.
Ask A Question
Hi bạn, theo mình tìm hiểu từ Mahaland.vn thì:
Không nên mua các loại hình đất nền nào?
Bên cạnh tìm hiểu đất nền là gì, chúng ta cũng phải nắm được những loại hình đất nền nào không nên mua để tránh những hệ quả xấu, những rắc rối về sau này? Dưới đây Mahaland.vn sẽ liệt kê một số loại hình đất nền “nguy hiểm” mà bạn cần tìm hiểu cẩn thận để không bị vướng vào:
Cụ thể như sau:
Đất nền dự án “ma”
Thoắt ẩn thoắt hiện như những bóng ma, chẳng ai biết liệu nó có thật hay không, đó là khi cái tên “dự án ma” xuất hiện. Bằng những lời hoa mỹ, những tên môi giới, mua bán nhà đất đã khiến những con mồi sập bẫy vào những dự án hoàn toàn không có thật.
Hình thức chiêu dụ tiền cọc đất của người mua đã không còn xa lạ với những tên “cò mồi đất”, hoặc thậm chí có những những quy mô lừa đảo đất “ảo” lớn hơn của các công ty mua bán bất động sản. Người mua cần phải nắm thông tin vị trí cụ thể, các loại giấy tờ hợp pháp trước khi đi xem đất thực tế để tránh trường hợp bị lừa đi xem một mảnh đất hoàn toàn khác mảnh mà mình sẽ mua. Ngoài ra, hỏi những người xung quanh khu vực về tính xác thực của mảnh đất cũng là một bước cần làm để tránh gặp đất “ma”, dự án giả.
Đất được “ngân hàng thanh lý rẻ”
Những mẩu tin “ngân hàng thanh lý đất giá rẻ” được phát, dán và đăng tải khắp nơi, từ các trang web, ngã tư, bờ tường, cột điện,… thực chất đều không phải chính chủ của ngân hàng. Những tên lừa đảo thậm chí còn dùng những thủ đoạn tinh vi hơn như gọi điện hay nhắn tin trực tiếp đến các đối tượng khách hàng bằng những lời lẽ ngon ngọt và những dự án “siêu hời” đầy hấp dẫn. Những khách hàng “nhẹ dạ cả tin” sẽ dễ dàng vì lợi nhuận “ảo” mà chúng đưa ra mà trả cọc khi chưa kịp tìm hiểu thông tin chính thống.
Đất nền phân lô chưa được cấp phép
Phân lô, tách thửa cũng là một vấn đề hết sức quan trọng khi mua đất. Muốn đầu tư vào đất nền phân lô để sinh lời thì nhất định phải tìm hiểu về tình trạng pháp lý của nó, nếu không sẽ dễ mắc vào những rủi ro đáng tiếc như không được cấp sổ đỏ hay bị đóng băng vốn.
Khi mua đất phân lô, cần phải kiểm tra đầy đủ các loại giấy tờ pháp lý liên quan. Tránh rơi vào trường hợp mua trúng đất bất hợp pháp hay đất thuộc diện giải tỏa.
Đất nền bị thế chấp tại ngân hàng
Những lô đất dù đã bị đem đi thế chấp tại ngân hàng vẫn có thể được đem ra trao đổi mua bán nếu được ngân hàng chấp thuận. Trong trường hợp này, người mua có thể hoàn toàn yên tâm về tính pháp lý của lô đất. Nếu giao dịch thành công thì người bán có thể trả được nợ đúng thời hạn, ngân hàng thì có thể nắm chắc thu hồi nợ. Nói chung, đây sẽ là hình thức có lợi cho cả ba bên.
Nhưng trên thực tế thì hình thức mua bán này vẫn tiềm ẩn rủi ro. Người bán vẫn có thể lật lọng sau khi ngân hàng trả sổ đỏ và ngay cả khi đã có cam kết ba bên. Nếu chủ đầu tư phá sản và ngân hàng phát mãi, người mua có thể hoàn toàn rơi vào tình trạng trắng tay sau khi đã hoàn thành thủ tục thanh toán số tiền nợ của người bán cho ngân hàng.
Đến đây chúng ta đã cơ bản hiểu được các vấn đề liên quan đến đất nền là gì và các kinh nghiệm cần biết. Phần cuối, Mahaland.vn sẽ giải đáp những thắc mắc thường gặp về đất nền.
Đọc bài viết đầy đủ tại: Đất nền là gì? Có những loại nào và kinh nghiệm pháp lý cần nhớ
Bạn xem thêm:
Hoặc nguồn 2:
4 loại đất nền nên tránh nếu không muốn vướng rủi ro khi đầu tư
1. Đất nền dự án “ma”
Dự án “ma” là một thuật ngữ trong ngành bất động sản để chỉ các dự án không có thật. Đây là một chiêu trò của chủ đầu tư hoặc môi giới nhà đất khi dụ dỗ khách hàng mua các dự án do chính họ “vẽ” nên, chỉ nằm trên giấy chứ hoàn toàn không tồn tại trên thực tế.
Đã có rất nhiều “cò đất”, thậm chí cả những công ty, sàn giao dịch bất động sản có thương hiệu rao bán các dự án đất nền không có thật để lừa đảo, chiếm đoạt tiền cọc của khách hàng. Để tránh dính bẫy dự án “ma”, người mua phải hết sức thận trọng, tìm hiểu kỹ thông tin, đặc biệt không nên ham rẻ, lợi nhuận cao mà đầu tư vào những lô đất không rõ ràng về mặt pháp lý.
Thậm chí có trường hợp dự án một nơi, nhưng môi giới lại dẫn người mua đi xem đất ở một dự án khác. Do đó, khách hàng cần xem giấy tờ, hồ sơ pháp lý của sản phẩm trước rồi mới đi xem đất. Khi xem đất phải nắm được địa chỉ, vị trí khu đất, tờ bản đồ, số thửa theo hồ sơ pháp lý đã xem, đối chiếu thông tin bằng cách hỏi người dân địa phương hoặc chính quyền nơi đó để tránh mua phải những lô đất nền tại dự án “ma”, dự án không chính chủ.
2. Đất nền gắn mác “ngân hàng thanh lý giá rẻ”
Khi cần thanh lý tài sản, các ngân hàng thường đăng thông tin trên website của chính mình và các phương tiện truyền thông đáng tin cậy, hoàn toàn không sử dụng hình thức phát tờ rơi dọc đường, dán cột điện hoặc thông qua các sàn giao dịch. Do đó, người mua nên thận trọng trước thông tin “ngân hàng thanh lý đất nền giá siêu rẻ”, giá chỉ 300 – 400 triệu/nền được gửi qua tin nhắn điện thoại hoặc đăng trên các tờ quảng cáo dán ở khắp nơi. Đây là chiêu thức câu khách của một số sàn môi giới nhỏ lẻ, thiếu uy tín hoặc “cò đất” nhằm tạo sự thu hút, khiến khách hàng ham rẻ mà xuống tiền ngay, bỏ qua khâu kiểm tra pháp lý của sản phẩm.
3. Đất nền phân lô chưa được cấp phép
Trước khi có ý định đầu tư đất nền, nhà đầu tư cần phải thận trọng với vấn đề phân lô, tách thửa. Trong trường hợp nếu khách hàng mua phải đất nền chưa được phép phân lô, sẽ gặp khó khăn khi muốn bán ra. Thậm chí nếu sử dụng “đòn bẩy tài chính” để đầu tư rất dễ gặp rủi ro, vì vốn bị mắc kẹt. Còn với những người mua nhà ở thực, đất chưa được cấp phép phân lô cũng không được cấp sổ đỏ.
Theo quy định, dự án phân lô cần phải có quyết định giao đất của các cấp có thẩm quyền cũng như có thủ tục giấy tờ đầy đủ. Người mua cần phải kiểm tra hết tất cả những hồ sơ pháp lý này để đảm bảo quyền lợi cho bản thân, tránh trường hợp mua phải lô đất nền thuộc diện quy hoạch giải tỏa.
4. Đất nền bị thế chấp tại ngân hàng
Trong trường hợp lô đất đã được thế chấp tại ngân hàng và người chủ muốn giao dịch mua bán, họ vẫn có thể thực hiện được nếu có sự đồng ý của ngân hàng. Thông thường, nếu giao dịch diễn ra suôn sẻ thì việc mua đất thế chấp ngân hàng đều lợi cho cả ba bên. Người bán đất có thể tránh được việc không trả được nợ, người mua đất có thể yên tâm rằng lô đất không nằm trong diện quy hoạch hoặc gặp khó khăn về vấn đề pháp lý nên được ngân hàng đồng ý thế chấp, còn phía ngân hàng có thể thu hồi nợ nhanh.
Tuy nhiên, thực tế vẫn có những giao dịch dù người mua có thực hiện chặt chẽ đến đâu thì vẫn bị bên bán lật kèo. Ngay cả khi đã thực hiện cam kết ba bên, người mua trả đầy đủ số tiền bên bán đang nợ và Ngân hàng ký lệnh giải chấp, trả sổ đỏ để các bên tiến hành thủ tục mua bán thì người bán vẫn lật lọng, không thực hiện tiếp thủ tục cần thiết để bàn giao đất. Ngoài ra, khách hàng cũng có thể mất trắng nếu ngân hàng phát mãi và chủ đầu tư phá sản.
Hãy ghé thăm Mahaland thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin mới về mua bán nhà đất, căn hộ và đăng tin mua bán nhà đất tại Mahaland.vn nếu có nhu cầu nhé!